TỔNG HỢP NHỮNG TIPS (LỜI KHUYÊN) HAY TỪ BÁC SĨ VỚI F0 CÁCH LY TẠI NHÀ

1. Bình tĩnh không hoảng loạn: Sự hoảng loạn có thể làm bạn khó thở do yếu tố tâm lý.

- Nếu bạn là đối tượng nguy cơ: béo phì, trên 60 tuổi, có bệnh nền đang điều trị. Liên hệ ngay với y tế địa phương để chuẩn bị cách ly.

- Nếu bạn không là đối tượng nguy cơ: đa số sẽ tự khỏi trong 10 ngày.

- Bạn có thể KHÔNG có triệu chứng cho đến khi hết bệnh hoặc CÓ triệu chứng như bị cảm, viêm họng sẽ hết dần và khỏi bệnh.

1Life chia sẻ cùng bạn Video của Bác sĩ Trương Hữu Khanh về chăm sóc và tự chăm sóc F0 tại nhà.

 

2. Những điều FO nên làm:

- Không ra khỏi nhà cho tới khi ngành y tế cho phép.

- Giữ khoảng cách trên 2m khi tiếp xúc người nhà, mang khẩu trang và tấm che giọt bắn khi được tiếp tế.

- Uống đủ nước, ngủ đủ giấc, ăn đủ chất, tập thể dục điều độ.

+ Vitamin C, xông tinh dầu các loại, hít dầu….đều không giết được virus.

-  Ăn thành nhiều bữa, vì khi có triệu chứng bị giảm vị giác và khướu giác rất khó ăn uống.

- Ăn sạch, uống sạch, giữ nhà vệ sinh sạch, mang khẩu trang và rửa tay sau khi đi vệ sinh.

- Ngoài ra việc đi bộ quanh phòng, tập các động tác thể dục nhẹ nhàng cũng giúp tăng cường sức khỏe, bệnh nhân nên dành khoảng 20 phút tập luyện thể chất với cường độ nhẹ và vừa.

- Bình tĩnh chờ thông báo từ nhân viên y tế để xét nghiệm lại.

* TẬP THỞ:

F0 thể nhẹ và trung bình, không triệu chứng hoặc người đã trị khỏi hoàn toàn Covid-19, có thể áp dụng bài tập phục hồi chức năng phổi.

Các bài tập giúp cơ thể có nhiều oxy hơn, tăng cường thông khí và sức bền các cơ hô hấp. Đối với bệnh nhân, chúng làm giảm các triệu chứng khó thở, lo lắng, trầm cảm, cải thiện các chức năng thể chất, tâm lý và chất lượng cuộc sống.

Bác sĩ Calvin Q Trịnh, Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TP HCM (Bệnh viện 1A) hướng dẫn bài tập thở cụ thể trong video.


Bài tập với 7 bước, gồm kỹ thuật thở ra, mở lồng ngực và kiểm soát nhịp thở, tăng cường vận động cơ hô hấp, loại bỏ dung tích khí cặn trong phổi, tăng cường sức bền, tăng dung tích sống từng thuỳ phổi, vũ điệu nhịp thở.

Đây giống như bài thể dục nên mỗi ngày có thể tập một vài lần, mỗi động tác khoảng 8-10 lần.

Bài 1: Tập thở ra

Thì 1: thở ra kéo dài: hít vào thở ra kéo dài

Thì 2: Thở ra mạnh : hít vào thở ra mạnh

Bài 2: Tập mở lồng ngực, thở chúm môi và kiểm soát nhịp thở

Thì 1: đưa 2 tay ra trước, hít vào đưa 2 tay ra sau tối đa rồi thở ra từ từ đưa 2 tay về vị trí cũ

Thì 2: Đưa 2 cùi trỏ ra trước, hít vào, xoay tối đa ra sau và thở ra từ từ đưa tay về vị trí cũ.

Bài 3: Thở ngực và thở bụng

Thì 1 (thở ngực): Đưa 1 tay lên ngực 1 tay lên bụng, bụng hóp vào, tay giữ chặt, hít vào tối đa cho lồng ngực nở ra rồi thở ra từ từ bằng miệng.

Thì 2 (thở bụng): Đưa 2 tay lên bụng, hít vào bụng sẽ phình ra tối đa rồi thở từ từ ra bụng sẽ xẹp tối đa.

Bài 4: Loại bỏ dung tích khí tràn vào trong phổi

Đưa bóng lên hít và thở ra một hơi kéo dài không được ngưng, thổi hết sức trong 1 lần thổi.

Bài 5: Tăng cường sức bền của hô hấp

Bài tập cánh chim bay, buông 2 tay cầm 2 quả tạ dọc theo thân mình, nâng lên hít vào,  thở ra từ từ và hạ xuống.

Cánh tay dang chéo: đưa 2 quả tạ ra 2 bên, hít vào và thở ra 2 cánh tay dang chéo vào nhau.

Giơ cánh tay qua đầu, hít vào, thở ra hạ 2 tạ xuống.

Bài 6: Tăng dung tích sống phổi

Thùy gần phổi: Vòng khăn ra sau lung vị trí dưới nách, cánh tay dang chéo, hít vào buông khăn đột ngột.

Thùy dưới: dịch chuyển khăn xuống dưới ngực, hít vào thật sâu rồi buông khăn đột ngột.

Bài 7: Vũ điệu nhịp thở

Đứng lên chân dang ngang bằng vai, hít vào, cánh tay đưa lên qua đầu lòng bàn tay úp vào nhau, thở ra đưa tay chân về vị trí cũ, xong đổi chân.

Chân dang ngang bằng vai, cúi xuống hai tay dang chéo, hít vào, vươn người lên, 2 cánh tay đưa lên qua đầu chạm vào nhau, thở ra, tay về vị trí cũ, xong đổi chân.

* NẰM Ở TƯ THẾ NẰM SẤP để cải thiện oxy phổi:

Nguồn tham khảo

Bài viết, video của Bác Sĩ Trương Hữu Khanh; Bác Sĩ Calvin Q Trịnh

← Bài trước Bài sau →