BÁC SĨ KHUYÊN PHÒNG TRÁNH BỆNH MÙA ĐÔNG ĐÚNG CÁCH

CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP VÀO MÙA ĐÔNG

Mùa đông và đặc biệt gần tết là thời điểm thời tiết thay đổi thất thường, khu vực miền Nam mưa nắng bất chợt, thời tiết se lạnh vào buổi sáng sớm; trong khi miền Bắc xuất hiện những đợt gió lạnh kèm theo tiết trời hanh khô là điều kiện thuận lợi gây ra các bệnh như: Cảm lạnh, viêm họng, viêm mũi dị ứng, viêm đường hô hấp hay trở nặng các bệnh mạn tính như hen suyễn, đau khớp, đau tim..  nhất là ở người già và trẻ nhỏ sức đề kháng yếu.

1. Cảm lạnh

Cảm lạnh là bệnh gây ra bởi virus đường hô hấp trên, chủ yếu ở mũi rất thường gặp trong mùa lạnh

Vì là bệnh truyền nhiễm nên mọi người có thể phòng tránh cảm lạnh bằng cách rửa tay thường xuyên giúp loại bỏ các tác nhân gây bệnh. Ngoài việc rửa tay đúng cách thì cũng cần giữ cho nhà cửa, đồ dùng trong nhà sạch sẽ đặc biệt là khi có người mắc bệnh trong nhà.

Nên sử dụng khăn giấy dùng 1 lần thay vì khăn tay để tránh phải rửa tay và giặt khăn liên tục cũng như nguy cơ tiếp xúc trở lại với virus.

2. Viêm họng

Viêm họng là căn bệnh phổ biến vào mùa đông và hầu hết bị gây ra do nhiễm virus. Một số bằng chứng chỉ ra rằng, sự thay đổi nhiệt độ, chẳng hạn như khi bạn đi từ một căn phòng ấm cúng ra ngoài trời lạnh giá, có thể gây viêm họng.

Một cách nhanh chóng và dễ thực hiện để chữa viêm họng là súc miệng bằng nước muối ấm đều đặn hàng ngày, bạn sẽ thấy hiệu quả.

3. Hen suyễn

Một trong những nguyên nhân gây ra triệu chứng khò khè, khó thở do cao thắt phế quản ở người bị hen suyễn là không khí lạnh. Do đó người có bệnh hen cần cẩn thận trong khoảng thời gian này

Trong những ngày nhiệt độ xuống thấp và gió rét, người bệnh hen suyễn cần hạn chế ra đường. Nếu bắt buộc phải đi ra ngoài thì cần đeo khăn, khẩu trang che kín mũi và miệng, tích trữ các loại thuốc xịt bên mình và giữ ấm hết mức có thể

4. Đau khớp

Tình trạng viêm khớp có thể trở nên nặng nề hơn vào mùa đông do lưu thông máu kém khiến dịch khớp và máu nuôi khớp giảm đi. Ngoài ra, việc độ ẩm tăng cao vào mùa đông lạnh sẽ làm co rút gân cơ khớp khiến các khớp khô cứng, gây hạn chế vận động và đau nhức.

Để cải thiện tình trạng đau khớp, người bệnh có thể tăng cường xoa bóp, chườm nóng với gối thảo mộc 1Life trong khoảng 20 phút, tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên trong giai đoạn này.

5. Cơn đau tim, đột quỵ

Các cơn đau tim và đột quỵ thường xảy ra phổ biến hơn vào mùa đông do thời tiết làm tăng huyết áp và gây nhiều áp lực hơn lên tim và mạch máu não.

Người có bệnh lý tim mạch vào mùa đông nên cố gắng duy trì nhiệt độ phòng thấp nhất là 18°C và sử dụng bình nước nóng, chăn điện để giữ ấm cơ thể. Khi đi ra ngoài cần đội mũ, quàng khăn và đeo găng tay.

6. Tê cóng

Vùng trên cơ thể dễ bị tê cóng, nhất là khi tiếp xúc với không khí lạnh là mũi, tai, má, cằm, ngón tay, ngón chân. Khi bị tê cóng, da và các mô tế bào dưới da dễ bị tổn hại, trong một số trường hợp có thể gây hoại tử.Theo Tiến sĩ Jeffrey Sankoff tại Trung tâm y tế Denver (Mỹ), triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là cảm giác đau và da tái nhợt. Khi đã mất hoàn toàn cảm giác và vùng bị tê không còn đau nữa thì bệnh đã chuyển sang mức nghiêm trọng.

Khi bị tê cóng, không nên chà xát vào vùng bị tê bởi như thế sẽ làm tăng mức độ tổn hại. Ngoài ra, không để vùng bị tê tiếp xúc trực tiếp với nhiệt như nước nóng bởi nước nóng có thể đốt cháy vùng da và các mô đã bị tổn hại. Thay vào đó, nên ngâm vùng bị tê vào nước ở nhiệt độ thường. Nên đi khám khi vùng bị tê bắt đầu rộp hoặc chuyển sang màu đen. Cách phòng tránh tê cóng tốt nhất vẫn là mặc đủ ấm khi ra ngoài trời lạnh.

PHÒNG TRÁNH BỆNH MÙA ĐÔNG ĐÚNG CÁCH

Để chủ động phòng chống bệnh mùa đông, mọi người dân cần quan tâm, chủ động thực hiện các biện pháp nâng cao sức khỏe, phòng chống dịch bệnh như sau:

  • Tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ và đúng lịch (đối với các bệnh có vắc xin phòng bệnh như: Cúm, sởi, rubella, ho gà…).
  • Giữ ấm cơ thể: Thời điểm giao mùa nóng lạnh thất thường, cơ thể dễ bị cảm lạnh, nhất là ở người già và trẻ nhỏ. Vì vậy, cần giữ ấm cổ, ngực, lưng, đặc biệt là gan bàn chân.
  • Ăn uống đủ chất, đảm bảo dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả để giúp cơ thể tăng cường vitamin, nâng cao sức đề kháng. Ăn cân đối các nhóm dưỡng chất: Tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Uống nước ấm, tránh ăn, uống những thức ăn, nước uống lấy trực tiếp từ tủ lạnh. Các loại trái cây thuộc họ cam quýt như cam, bưởi là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào.
  • Luyện tập nhiều hơn: Để tăng sức đề kháng của cơ thể, cần luyện tập nhiều hơn vào những ngày giao mùa. Sự thay đổi nhiệt độ giữa hai mùa sẽ khiến dễ có nguy cơ bị cảm lạnh vào những buổi sáng và buổi tối. Chính vì thế, khi luyện tập, nên chú ý việc lựa chọn trang phục phù hợp với nhiệt độ của môi trường.
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài: Đeo khẩu trang để phòng bệnh là một việc đơn giản nhưng hiệu quả để ngăn ngừa vi rút, vi khuẩn lây qua đường hô hấp. Khi bản thân có các triệu chứng như hắt hơi, ho… nên đeo khẩu trang để tránh lây bệnh cho người khác.
  • Giữ tâm trạng tốt: Việc thay đổi thời tiết có thể ảnh hưởng tới cả thể chất và tinh thần. Nhiều người có thể bị mất ngủ, đau đầu và rơi vào trạng thái tâm lý mất ổn định. Vì vậy, ngoài việc giữ cơ thể khỏe mạnh, cũng nên quan tâm tới sức khỏe tinh thần, giữ cho tâm trạng thoải mái và tích cực.
Để mua Gối Thảo Mộc thư giãn gân cốt và chườm nóng lạnh, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE 0909 111 280 hoặc IB qua facebook TẠI ĐÂY
 

Nguồn tham khảo: bvndtp.org.vn

← Bài trước Bài sau →