NHỮNG DỤNG CỤ PHẢI CÓ TRONG TÚI SƠ CỨU Ô TÔ

Một túi sơ cứu được dự trữ đầy đủ là một vật dụng cần thiết trong mọi gia đình — và đặc biệt trong mọi xe ô tô. Khi đi du lịch bạn có thể tự điều trị, băng bó chấn thương như: vết trầy xước, bong gân, vết côn trùng cắn hoặc các chấn thương nghiêm trọng hơn trước khi đội cứu hộ đến,... Bộ dụng cụ sơ cứu cho ô tô không cần quá cầu kỳ nhưng cần có những vật dụng cần thiết nhất định.

 

1. Băng cá nhân

Việc sử dụng băng cá nhân để che chắn vết thương và hạn chế nhiễm khuẩn sẽ là phương pháp đầu tiên bạn có thể nghĩ đến khi có những vết thương nhỏ.

Với nhiều loại băng cá nhân đặc biệt như băng đầu ngón tay, băng cá nhân kích thước to nhỏ, hình dáng thời trang khác nhau phù hợp với nhiều vị trí mà 1 băng cá nhân thông thường khó đảm bảo che chắn được vết thương. Một lưu ý là nên thay băng cá nhân khác khi vết thương dính nước nhé.

Mặc dù có nhiều tên thương hiệu khác nhau nhưng đều có công dụng chung là băng vết thương — băng cá nhân rất cần thiết để xử lý các vết cắt nhỏ, vết xước và vết phồng rộp. Chúng có nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau để phù hợp với các vết thương khác nhau, vì vậy hãy dự trữ trong túi sơ cứu của bạn càng nhiều càng tốt.

2. Găng tay

Găng tay rất quan trọng để bảo vệ người thực hiện sơ cứu và giữ vết thương không có vi khuẩn và các vi sinh vật có hại khác. Chúng cũng hữu ích để làm sạch khu vực có thể bị đổ máu hoặc các chất dịch cơ thể khác.

Một số người bị dị ứng với latex, một chất liệu thường được sử dụng trong găng tay dùng một lần. Để an toàn, hãy mang theo găng tay không phải cao su làm bằng nitrile hoặc neoprene.

3. Nước muối

Công dụng của Nước muối: 

  • Rửa vết thương, sát trùng vết thương, giúp ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn.
  • Giúp vết thương mau lành.
  • Dùng để vệ sinh mắt mũi miệng

Trên thị trường có rất nhiều công ty nước muối nhưng 1Life muốn tất cả dụng cụ trong Túi đều đến từ các thương hiệu uy tín nhất, đó là lý do 1Life chọn nước muối Pharmedic.

4. Băng thun

Chiều dài của loại vải co giãn này có nhiều cách sử dụng trong chăm sóc sơ cứu. Nó có thể quấn chặt vết thương để giúp giảm sưng, dùng như garô, hoặc giữ băng hoặc gạc vô trùng tại chỗ. Tìm các loại băng thun có móc cài bằng kim loại hoặc Velcro để dễ dàng băng bó.

Có nhiều cách băng như băng tròn, băng vòng số 8, băng xoắn ốc, tùy vào vị trí vết thương để lựa chọn kiểu băng hợp lý nhé.

Xem ngay hướng dẫn sử dụng băng thun tại đây: https://www.youtube.com/watch?v=v-sM1nqCIFg

5. Băng gạc vô trùng

Gạc y tế, được khử trùng để ngăn vi khuẩn xâm nhập vào vết thương hở, nên luôn là một dụng cụ không thể thiếu cho túi sơ cứu. Dùng một miếng gạc dài hoặc miếng gạc cắt sẵn để cầm máu hoặc băng vết thương quá lớn với băng keo lụa. Làm sạch vết thương trước khi đắp gạc, sau đó dùng băng keo lụa để giữ cố định gạc.

6. Túi chườm lạnh

Có rất nhiều lợi ích khi sử dụng túi chườm lạnh băng bó vết thương. Lạnh có thể làm chậm lưu lượng máu để giảm sưng và bầm tím sau khi bị bong gân hoặc va chạm. Lạnh cũng có thể làm dịu ngứa do vết đốt và vết cắn.

Một túi chườm lạnh tức thì có thể đông cứng khi một chất bên trong được kích hoạt (thường bằng cách lắc hoặc bẻ cong túi đá) là một dụng cụ quan trọng cho túi sơ cứu của bạn. Cân nhắc giữ một vài túi trong bộ dụng cụ của bạn, vì túi chườm lạnh tức thì chỉ nên sử dụng một lần.

7. Cây kéo

Một chiếc kéo tốt có rất nhiều công dụng, từ việc cắt miếng gạc, băng dính y tế theo kích cỡ cho đến việc cắt bớt quần áo để nhanh chóng tiếp cận vết thương. Một chiếc kéo y tế cong nhỏ rất đáng để đầu tư; đầu cong của chúng làm cho chúng an toàn hơn kéo thủ công và sẽ dễ thao tác hơn.

8. Bông tẩm cồn

Bông tẩm cồn: ngay khi có chảy máu, bạn có thể dùng bông tẩm cồn làm sạch tay trước khi tiếp xúc với vết thương để giảm thiểu nhiễm khuẩn hoặc sát khuẩn các vết thương nhỏ

Cách sử dụng rất đơn giản: bạn chỉ cần xé bao bì là có thể dùng được ngay.

Ngoài ra bông tẩm cồn còn dùng để lau chùi các dụng cụ cá nhân bàn ghế, tay nắm cửa để tránh lây nhiễm chéo các loại vi khuẩn, virus, nấm.

9. Băng tam giác

Băng tam giác: được dùng khi sai khớp, gãy xương tay, giúp cố định chấn thương vùng tay thông qua việc đeo qua cổ, tránh tình trạng di lệch ảnh hưởng đến tốc độ hồi phục, việc cố định vết thương trước hay sau khi bó bột là một trong những việc hết sức quan trọng giúp nạn nhân có thể nhanh chóng khỏi bệnh.

Xem ngay hướng dẫn sử dụng băng tam giác tại đây:  https://www.youtube.com/watch?v=cnsYx0gVeG4

10. Băng keo lụa

Băng keo lụa: có nhiều ưu điểm như:

  • Dễ dàng cố định băng thun, gạc y tế, các thiết bị y tế sau khi đã đắp gạc và băng thun lên vết thương. Đảm bảo gạc và băng thun được cố định.
  • Ít gây dị ứng, thích hợp cho da nhạy cảm.
  • Lỗ thoát khí nhỏ giúp da thông thoáng
  • Dễ xé, dùng được nhanh mà không cần kéo

Lưu ý: Dùng để cố định các miếng băng nhỏ và các thiết bị y tế. Và Dùng trên da đã được làm sạch. 

11. Nhíp

Nhíp là dụng cụ rất hữu ích để lấy mảnh vụn, gai, vết côn trùng đốt và bọ ve. Với đặc điểm được làm từ thép phẫu thuật là một lựa chọn tốt cho bộ dụng cụ sơ cứu. Chúng chắc chắn, dễ cầm nắm và có độ chính xác cao.

12. Nẹp Sam Splint

Nẹp Sam Splint dùng để bó bột tạm thời cho các xương gãy, giúp cố định các xương gãy, giảm hậu quả di lệch xương.

13. Chăn giữ nhiệt

Là món đồ không thể thiếu trong các chuyến đi phượt, đi dã ngoại leo núi hay trong những trường hợp cứu hộ, cứu sinh…Với runner chạy đêm địa hình trail núi lạnh có thể dùng miếng chăn tráng bạc này trùm cuốn quanh người khi trời mưa lạnh để tránh mất nhiệt của cơ thể. Chăn càng được sử dụng rộng rãi hơn, chủ yếu trong các trường hợp cần sơ cứu khẩn cấp: Giữ ấm cho các vận động viên chạy đường dài, những người thường bị mất nhiệt nhanh chóng sau khi kết thúc đường chạy.
Chăn có thể gấp lại tái sử dụng nhiều lần

14. Mặt nạ CPR

Dùng 1 lần cho hoạt động thổi ngạt để phòng tránh việc tiếp xúc trực tiếp và truyền mầm bệnh giữa mô hình thực tập và người thực hành. Lớp ngoài của sản phẩm được làm bằng nhựa PVC và lớp trong được làm bằng vải chống bụi vô trùng hai lớp, có chức năng cách ly nước bọt, lọc không khí và chống bụi.

15. Thuốc 

  • Thuốc điều trị côn trùng đốt

Côn trùng ở khắp mọi nơi, vì vậy bạn nên chuẩn bị sẵn các phương pháp điều trị để đối phó với vết cắn và vết đốt . Để giảm ngứa (không chỉ do bọ cắn mà còn từ cây thường xuân độc hoặc cây sồi độc), hãy sử dụng gói kem Remos IB hoặc kem hydrocortisone, thuốc mỡ hoặc kem dưỡng da.

  • Thuốc điều trị bệnh mãn tính

Bạn có thể cho vào các túi sơ cứu các thuốc điều trị mãn tính phù hợp cho mỗi thành viên khi đi xa (như: thuốc huyết áp, tiểu đường, tim mạch, ...)

16. Sổ tay sơ cứu

Sổ tay sơ cứu do bác sĩ Trần Thị Huyên Thảo Giám đốc phòng khám Happy Baby soạn thảo với nhiều hình ảnh mình họa rất ngắn gọn – rõ ràng – dễ hiểu. 

Sổ tay sơ cứu kết nối Thư viện kiến thức và video sơ cứu bằng 2 ngôn ngữ Việt và Anh, bạn có thể tự học các tình huống sơ cứu từ khẩn cấp đến cơ bản thông qu quét mã QR code.

Khi đã biết những thứ cần có trong bộ sơ cứu, bạn có thể tự mình cho những dụng cụ cần thiết vào hộp chống thấm nước hoặc mua một bộ lắp sẵn từ nhà thuốc hoặc các cửa hàng dụng cụ y tế. Cất túi sơ cứu của bạn ở khu vực tương đối mát mẻ trong xe hơi vì nhiệt và ánh sáng mặt trời có thể làm biến chất một số sản phẩm, như kem và thuốc mỡ. Bạn cũng nên ghi chú thông tin sức khỏe quan trọng trong ô tô của mình, bao gồm:

  • Thông tin liên hệ với bác sĩ gia đình hoặc bác sĩ nhi khoa của bạn, dịch vụ cấp cứu địa phương, nhà cung cấp dịch vụ đường khẩn cấp, đường dây trợ giúp (115 - 113 -114) và gia đình hoặc bạn bè. 
  • Các biểu mẫu bệnh sử cơ bản cho từng thành viên trong gia đình.

Nếu bạn đã có ý định mua một bộ sơ cứu, nhưng không biết mua từ đâu, hãy ghé thăm shop http://www.tuisocuu.one của chúng tôi để lựa chọn một bộ sơ cứu mà bạn cần.

← Bài trước Bài sau →