CÁCH SƠ CỨU BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN THỜI TIẾT NẮNG NÓNG

Nhiệt độ cao dù chỉ trong thời gian ngắn cũng có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Trong những đợt nắng nóng, cần luôn theo dõi dự báo thời tiết trên các phương tiện và cập nhật những hướng dẫn về an toàn. Hoạt động quá nhiều trong ngày nóng, ở quá lâu ngoài nắng hoặc ở nơi quá nóng có thể dẫn đến nhiều bệnh. Hãy cùng tìm hiểu những triệu chứng của bệnh liên quan đến trời nóng và cách sơ cứu ban đầu.

Cháy nắng

Nên tránh bị cháy nắng vì nó gây tổn thương cho da. Mặc dù ít khó chịu và vết thương thường liền trong khoảng 1 tuần, song bỏng nắng nặng hơn có thể cần điều trị y tế.

Phát hiện: Các triệu chứng của cháy nắng rất dễ nhận biết: da bị đỏ, đau rát và nóng bất thường sau khi phơi nắng.

Những việc cần làm: Hỏi ý kiến bác sĩ nếu cháy nắng xảy ra ở trẻ dưới 1 tuổi hoặc nếu có những triệu chứng sau:

  • Sốt

  • Nốt phỏng chứa đầy dịch

  • Đau nhiều

Đồng thời, cần nhớ những bí quyết sau khi điều trị cháy nắng:

  • Tránh ánh nắng mặt trời đến khi tổn thương da do cháy nắng lành hẳn.

  • Mặc quần áo thoáng mát và tắm nước mát ở vị trí da cháy nắng.

  • Đắp khăn mát hoặc ngâm vùng bỏng nắng vào nước mát.

  • Không bôi sáp, bơ hoặc thuốc mỡ lên vết bỏng nắng.

  • Không làm vỡ nốt phỏng.

Kiệt sức do nóng

Kiệt sức do nóng là dạng bệnh nhẹ hơn có thể diễn ra sau vài ngày tiếp xúc với nhiệt độ cao và cơ thể được bù nước không đầy đủ hoặc không cân đối. Đây là đáp ứng của cơ thể với tình trạng mất chất điện giải và nước quá nhiều theo đường mồ hôi. Những người dễ bị kiệt sức do nóng nhất là người già, người cao huyết áp, người làm việc hoặc tập luyện trong môi trường nóng.

Phát hiện: Những dấu hiệu cảnh báo kiệt sức do nóng gồm:

  • Ra mồ hôi nhiều

  • Da lạnh và xanh tái

  • Nhịp tim đập nhanh

  • Chuột rút, căng cứng cơ

  • Mệt mỏi

  • Yếu lả

  • Chóng mặt

  • Đau đầu

  • Buồn nôn hoặc nôn

  • Ngất xỉu

Da có thể lạnh và ẩm. Mạch nhanh yếu. Thở nhanh và nông. Nếu không được điều trị, kiệt sức do nóng có thể dẫn đến say nóng (sốc). Tìm sự giúp đỡ về y tế ngay nếu:

  • Các triệu chứng nghiêm trọng

  • Nạn nhân có vấn đề về tim hoặc huyết áp cao

  • Nếu không, giúp làm mát nạn nhân, và tìm sự giúp đỡ về y tế nếu các triệu chứng nặng lên hoặc kéo dài quá 1 giờ.

Những việc cần làm: Các biện pháp làm mát hiệu quả bao gồm:

  • Di chuyển nạn nhân đến nơi mát

  • Bổ sung nước bằng cách uống từng ngụm, nghỉ ngơi

  • Tắm nước mát hoặc chườm mát

  • Môi trường có điều hòa không khí

  • Quần áo mỏng nhẹ

Phát ban do nhiệt (Rôm sảy)

Rôm sảy là tình trạng kích ứng da do mồ hôi ra nhiều trong thời tiết nóng, ẩm. Bệnh xảy ra ở mọi lựa tuổi nhưng hay gặp nhất ở trẻ nhỏ.

Phát hiện: Rôm sảy thường biểu hiện thành từng đám mụn hoặc mụn nước đỏ, dễ xảy ra nhất ở cổ, ngực, bẹn, dưới vú và nếp lằn khuỷu tay.

Những việc cần làm: Cách điều trị tốt nhất cho rôm sảy là tạo môi trường mát. Giữ khô vùng bị bệnh. Có thể dùng phấn bột (dusting powder) để dễ chịu hơn.

Say nóng (sốc nhiệt)

Say nóng xảy ra khi cơ thể không điều hòa được nhiệt độ. Thân nhiệt tăng mạnh, Cơ chế ra mồ hôi mất hoạt động, và cơ thể không thể tự làm mát được. Thân nhiệt có thể tăng tới 41°C hoặc hơn trong vòng 10 – 15 phút. Say nóng có thể gây tử vong hoặc tàn phế vĩnh viễn nếu không được điều trị kịp thời.

Đây là tình trạng cấp cứu khẩn cấp, hãy gọi 115 trước khi cấp cứu cho nạn nhân

Phát hiện: Các dấu hiệu cảnh báo say nóng rất khác nhau nhưng thường bao gồm:

  • Thân nhiệt cực kỳ cao (trên 39,4°C, đo đường miệng)

  • Da đỏ, nóng và khô (không ra mồ hôi)

  • Mạch nhanh, mạnh

  • Đau đầu như búa bổ

  • Chóng mặt

  • Buồn nôn

  • Lú lẫn

  • Mất ý thức

Những việc cần làm: Nếu phát hiện thấy ai đó có những dấu hiệu này, cần gọi cấp cứu ngay đồng thời tiến hành làm mát cho nạn nhân:

  • Đưa nạn nhân vào nơi có bóng râm.

  • Nhanh chóng làm mát nạn nhân bằng mọi biện pháp có trong tay. Ví dụ, thay đổi trang phục thoáng mát hoặc dùng khăn lau mát.

  • Không cho nạn nhân uống nước nếu bệnh nhân mất ý thức hoặc đang nôn ói.

  • Tìm sự giúp đỡ về y tế càng sớm càng tốt.

Đôi khi cơ của nạn nhân sẽ bị co giật do hậu quả của sốc nhiệt. Khi đó cần giữ không để nạn nhân làm bị thương chính mình, nhưng không được cho bất kỳ đồ vật gì vào miệng nạn nhân và không cho nạn nhân uống nước. Nếu nạn nhân bị nôn, cần đảm bảo giữ thông đường hô hấp bằng cách quay đầu nạn nhân nghiêng sang bên.

Học ngay kiến thức sơ cấp cứu cơ bản được mở miễn phí để mọi người có thể tra cứu và tự học với video minh họa hướng dẫn bằng tiếng Việt và Anh tại: http://kynangsocuu.com 

Luôn mang theo túi sơ cứu để giúp chính mình và giúp người khác khi cần. Túi sơ cứu hàng ngày của 1Life với hơn 55 dụng cụ sơ cứu cơ bản giúp bạn giải quyết các vấn đề hay gặp trong cuộc sống một cách kịp thời: bỏng bô, chảy máu, bong gân, gãy xương, … Túi sơ cứu phù hợp cho tủ thuốc gia đình, đem theo trong xe máy, xe ô tô, không thể thiếu trong các chuyến đi du lịch, đặc biệt cần thiết cho gia đình có con nhỏ.

Mua túi sơ cứu tại: www.tuisocuu.one

Nguồn: CDC

 

 

← Bài trước Bài sau →