ĐI HỌC - CẦN DẠY TRẺ 5 TÌNH HUỐNG AN TOÀN VÀ SƠ CỨU

Vào năm học mới, cha mẹ nên chủ động dạy con những kiến ​​thức cơ bản về sơ cứu. Điều này sẽ giúp trẻ tự ngăn ngừa chấn thương và bình tĩnh xử lý khi tai nạn xảy ra. 

1. Đánh giá nguy hiểm và an toàn cho bản thân
Khi thực hiện các kỹ năng sơ cấp cứu, dạy con đặt sự an toàn của bản thân lên trước rồi bình tĩnh cứu giúp người bị nạn. Trong trường hợp không đủ tự tin để cứu giúp nạn nhân thì có thể kêu gọi sự giúp đỡ từ những người xung quanh và chờ đợi đội ngũ y tế chuyên nghiệp đến hỗ trợ.
 
 
2. Chảy máu mũi
  • Tư thế ngồi, đầu hơi cúi về phía trước tránh máu chảy xuống họng gây nôn.
  • Bóp cánh mũi. Dùng ngón cái và ngón trỏ bóp chặt hai cánh mũi trong vòng 10 đến 15 phút, thở bằng miệng. Việc này thường giúp máu ngừng chảy.

Nếu sau 10 – 15 phút máu còn chảy, duy trì các bước trên trong 10-15 phút tiếp theo. Trường hợp vẫn tiếp tục không cầm được máu, dặn con cần đến phòng y tế để được xử trí.

Hướng dẫn của bác sĩ xem tại: http://https://firstaid.1life.vn/lessons/chay-mau-cam/

3. Bong gân

Khi bị bong gân và trật khớp, dặn con dừng cử động và thực hiện các bước sơ cứu sau

  • Hạn chế cử động để vùng bị thương nghỉ ngơi.
  • Chườm lạnh vùng bị thương ngay lập tức để giảm sưng. 
  • Dùng loại băng thun có độ đàn hồi cao băng vùng bị bong gân và căng cơ khoảng 2 ngày, lưu ý không nên băng quá chặt. Cách này giúp giảm sưng.
  • Nâng cao vùng bị thương: Nâng hoặc kê cao vùng bị thương so với tim để làm giảm tình trạng sưng phù

Lưu ý: Không được dùng cao dán hay bôi dầu nóng vì sẽ làm nặng hơn tình trạng xuất huyết dưới da. (Các mạch máu giãn nở và bể ra khi gặp nóng còn khi gặp lạnh chúng sẽ co lại).

Video hướng dẫn của bác sĩ xem tại: 

 

4. U đầu

  • Chườm lạnh vết sưng
  • Giữ yên túi chườm trong ít nhất 10 - 20 phút, 
Nếu xuất hiện các dấu hiệu sau, dặn con đến phòng y tế để được chăm sóc kịp thời
  • Thấy choáng váng
  • Lú lẫn
  • Đau đầu
  • Buồn nôn hoặc nôn ói
  • Chóng mặt, đứng không vững, không giữ được thăng bằng
  • Nhìn hình ảnh nhân đôi hay thấy hoa mắt
  • Mất trí nhớ
Hướng dẫn của bác sĩ xem tại: https://firstaid.1life.vn/lessons/u-dau/
 
5. Trầy xước, chảy máu

Khi bị xây xát, chảy máu thực hiện các bước sau:

  • Làm sạch vết thương bằng xà phòng với nước sạch hoặc nước muối sinh lý
  • Dùng băng gạc băng vết thương lại
  • Vệ sinh, kiểm tra vết thương và thay băng mỗi ngày cho đến khi vết trầy xước lành hẳn

Đối với tình trạng xây xát da nghiêm trọng, đến phòng y tế để được chăm sóc.

Video hướng dẫn của bác sĩ xem tại: 

 

Gia đình và nhà trường cần trang bị cho con những kiến thức và kỹ năng để con biết tự bảo vệ mình trước những tình huống nguy hiểm. Khuyến khích con trẻ tham gia trại hè, giáo dục kỹ năng sống và mang túi sơ cứu bên mình khi đi học, đi chơi, tham gia hoạt động hướng đạo...là những điều cơ bản nhất để con biết tự bảo vệ mình.

Nếu bạn đang tìm kiếm một sản phẩm có đầy đủ các dụng cụ sơ cứu đạt chuẩn thì bạn có thể hoàn toàn yên tâm lựa chọn: TÚI SƠ CỨU của 1Life. 

Mua túi sơ cứu tại: Shop sơ cứu hoặc Inbox FB Kỹ năng sơ cứu để team tư vấn cho bạn nhé.

← Bài trước Bài sau →