HƯỚNG DẪN & LƯU Ý khi tiêm vaccine Covid-19

Cả nước đã và đang triển khai hoạt động tiêm vaccine Covid-19 cho cộng đồng với quyết tâm mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Tuy nhiên vẫn không ít người đang băn khoăn về các triệu chứng đau, sốt sau tiêm. Tùy vào cơ địa mỗi người và chế độ chăm sóc bản thân mà sẽ có triệu chứng khác nhau. Chúng ta cần tuân thủ và thực hiện theo các khuyến cáo của Bộ Y Tế, hướng dẫn đúng của bác sĩ hay cán bộ y tế. Những hướng dẫn và lưu ý sau được tổng hợp từ thông tin chính thức và các bác sĩ uy tín để cộng đồng có những sự chuẩn bị trước, trong và sau khi tiêm vaccine. 

1. Về dịch tễ: càng nhiều người tiêm bất kể họ là ai càng có lợi cho cộng đồng vì thêm một mũi tiêm là thêm bảo vệ tất cả chúng ta. 

2. Độ an toàn khi tiêm: vaccine phải qua thử nghiệm 4 giai đoạn và duyệt bởi WHO và FDA nên tỷ lệ an toàn rất cao 

3. Hiệu quả của vaccine bắt đầu được phát huy chỉ sau ít nhất 2 tuần. Tiêm đủ 2 liều thì tốt nhất , và nên cách nhau tốt nhất 8-12 tuần.
 

Các loại Vắc xin Hiện nay ở VN có 5 loại vaccine đang được bộ Y Tế cho phép sử dụng là: 

  • Vaccine của Oxford–AstraZeneca, Anh có bản chất là “Adenovirus 5” (được cấp phép 30/01/2021) 
  • Vaccine Sputnik V của Nga có bản chất là “Adenovirus 26” và “Adenovirus 5” (được cấp phép 23/03/2021) 
  • Vaccine BBIBP-CorV của Sinopharm, Trung Quốc là “virus SARS-CoV-2 bị bất hoạt” (được cấp phép 04/06/2021) 
  • Vaccine của Pfizer–BioNTech bản chất là mRNA (được cấp phép 12/06/2021) 
  • Vaccine của Moderna bản chất là mRNA (được cấp phép 29/06/2021)

Các lưu ý về 2 mũi tiêm vaccine tùy loại:

 

1. Chuẩn bị trước khi tiêm vaccine 

* NÊN: 

- Giữ tinh thần thoải mái, sẵn sàng. 

- Ngủ sớm, giữ tim mạch, huyết áp ổn định để cơ thể đủ khoẻ đón nhận một liều vaccine. 

- Cung cấp đủ nước cho cơ thể: Nước không chỉ quan trọng đối với sức khỏe hằng ngày mà còn có thể kiểm soát hoặc thậm chí ngăn ngừa sự khó chịu do vắc xin COVID-19 gây ra.

 - Không dùng thuốc giảm đau trước tiêm: Các chuyên gia khuyên không nên dùng các thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen hay non-steroide ngay trước khi tiêm vắc xin COVID-19 vì chúng có thể làm giảm hiệu quả của vắc xin. Ibuprofen là một loại thuốc chống viêm, sẽ ngăn cản nỗ lực của vắc xin trong việc huấn luyện hệ thống miễn dịch của bạn phản ứng với virus bằng cách làm tăng tình trạng viêm trong cơ thể. Nếu có các phản ứng phụ sau khi tiêm như đau cánh tay, ớn lạnh và đau cơ…, đó là do hệ thống miễn dịch đang học cách tạo ra các kháng thể chống lại virus. 

- Không uống rượu bia trước và vào ngày tiêm chủng: Không chỉ có vậy,trong thời kỳ đại dịch, các chuyên gia khuyến cáo tránh uống rượu bia để tối ưu hóa sức khỏe. Giữ sức khỏe tốt nhất giúp hệ thống miễn dịch của bạn ở trạng thái tốt nhất, giúp chống lại vi rút nếu bạn bị phơi nhiễm hoặc giúp tạo ra kháng thể chống lại vi rút khi bạn tiêm chủng. 

- Khai báo y tế online trước. 

- Tránh dùng steroid trước tiêm: Các chuyên gia y tế khuyến cáo tránh dùng steroid một tuần trước khi tiêm chủng. Các steroide như prednisone và dexamethasone thường dùng trong điều trị viêm khớp dạng thấp và các bệnh lý tự miễn khác. Không nên dùng steroid một tuần trước, hiện tại và sau khi tiêm chủng, vì steroid ức chế mạnh quá trình viêm và có thể làm suy giảm miễn dịch của cơ thể, dẫn đến giảm đáp ứng đối với vắc xin COVID-19. Bạn cần thông báo về kế hoạch tiêm vắc xin COVID-19 cho bác sĩ điều trị bệnh của mình. Nếu đang sử dụng thuốc steroid, bác sĩ có thể kê toa những thuốc có tác dụng tương tự, nhưng không làm ức chế miễn dịch cơ thể. - Chủ động tìm hiểu rõ các thông tin về phản ứng phụ của vắc xin trước khi tiêm.

Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19: Đây là một trang web của chính phủ, người dân có thể lên đây để đăng ký chích ngừa vaccine COVID-19 với 4 bước rất logic: 

  • Điền thông tin cá nhân: giúp quản lý thông tin công dân chích ngừa. 
  • Tiền sử bệnh: giúp sàng lọc người có nguy cơ cao xảy ra biến chứng. 
  • Phiếu đồng ý tiêm: điều này là cần thiết trên phương diện luật pháp để tránh kiện cáo sau này. 
  • Hoàn thành: Việc công dân sử dụng website đăng ký sẽ giúp dễ dàng hơn rất nhiều cho công tác chích ngừa, tránh được những trường hợp mọi người phải chen chúc nhau đi chích ngừa, vừa mệt, vừa tăng nguy cơ lây nhiễm chéo

Truy cập tại đây: https://tiemchungcovid19.gov.vn/portal

- Đem theo khi đi tiêm: 

  • Giấy CCCD/CMND, thẻ bảo hiểm y tế (nếu có); sổ khám bệnh, đơn thuốc, phiếu tiêm các loại vaccine khác trong thời gian gần đây (nếu có). Nếu bạn đang tiềm ẩn một số bệnh tim mạch, đái tháo đường, bệnh thận mạn, béo phì, dị ứng thuốc…, cần xuất trình bằng chứng rằng bạn có bệnh lý đó và tư vấn bác sĩ trước khi tiêm. 
  • Nước rửa tay sát khuẩn 
  • Khẩu trang 
  • Bút 
  • Nước uống 
  • Mặc quần áo thích hợp: Mặc trang phục phù hợp để tiến hành tiêm chủng thuận lợi (dễ dàng tiếp cận vùng da ở phần trên cánh tay của bạn).

* KHÔNG NÊN: 

  • Tuyệt đối không nên nhịn đói. 
  • Không nên thức khuya. 
  • Không uống cà phê, đồ uống có cồn, hay những chất có caffein trước và sau khi tiêm trong vòng 24h vì caffein sẽ ảnh hưởng đến nhịp tim, mạch, huyết áp.

 

2. Quy trình khi đi tiêm vaccine 

* Đi tiêm đúng ngày, giờ hẹn và tuân thủ thực hiện 5K tại điểm tiêm chủng: Đến chính xác địa điểm và đúng giờ, tránh bị chậm trễ và ùn tắc trong đám đông. Điều này đặc biệt quan trọng khi các các địa điểm tiêm chủng mở ra hàng loạt. Bạn cần quan sát những người cùng đi tiêm, nhằm giữ khoảng cách tối thiểu theo khuyến cáo và thực hiện 5K. 

* Nên tiêm vào cánh tay không thuận: Phòng trường hợp bạn bị đau ở nơi tiêm và khó khăn khi cử động cánh tay. Cánh tay thuận giúp bạn có thể thực hiện được các hoạt động hằng ngày.

  • Bước 1: Khai báo y tế, đo thân nhiệt, đo huyết áp 
  • Bước 2: Điền phiếu đồng ý tiêm chủng 
  • Bước 3: Gặp bác sĩ khám sàng lọc, tư vấnBạn cần thông báo cho cán bộ y tế: Tình trạng sức khỏe hiện tại như đang bị sốt, mắc bệnh cấp tính… Các bệnh mạn tính mắc phải hoặc đang điều trị. Các thuốc, liệu trình điều trị đang hoặc sử dụng gần đây Tiền sử dị ứng hoặc phản vệ với bất kỳ tác nhân nào. Nếu là tiêm lần 2, phải thông báo các phản ứng sau tiêm vaccine phòng Covid-19 lần trước. Tình trạng nhiễm vi rút SARs-CoV-2 hoặc Covid-19 nếu có. Các vaccine tiêm hoặc uống trong vòng 14 ngày qua. Có đang mang thai hoặc nuôi con bú (nếu bạn là nữ trong độ tuổi sinh đẻ).
  • Bước 4: Tiêm chủng

 

3. Lưu ý sau khi tiêm vaccine 

* Ngồi nghỉ tại chỗ 30 phút, uống nước, hít thở đều, nghỉ ngơi, cảm nhận theo dõi những phản ứng của cơ thể. Nếu có bất cứ triệu chứng nào phát sinh, báo ngay cho bác sĩ tại nơi tiêm. 

* Giữ phiếu xác nhận tiêm chủng cẩn thận. 

* Về nhà theo dõi sức khoẻ đặc biệt trong vòng 48h đầu và 3 tuần tiếp theo, uống nhiều nước, vận động nhẹ. Thường xuyên theo dõi nhiệt độ và phản ứng của cơ thể. 

* Không bôi, đắp thuốc hoặc bất cứ thứ gì lên vết tiêm. Có thể chườm lạnh / đá lên vết tiêm để tránh sưng viêm và giảm đau. 

* Không tự điều khiển phương tiện giao thông cá nhân khi thấy không khỏe sau khi tiêm vaccine. 

* Ghi nhớ tên, địa chỉ, số điện thoại của bác sĩ theo dõi và cơ sở y tế cần liên hệ trong trường hợp khẩn cấp. 

* Vẫn PHẢI luôn thực hiện 5K. 

* Ngay sau khi tiêm xong về nhà có thể chườm lạnh vết tiêm để tránh sưng viêm. Không chườm vẫn được nhưng chườm thì sẽ mau hết đau nhức hơn. 

* Các kiểu phản ứng sau tiêm vaccine và cách xử lý 

  • Kiểu 1: không thấy gì đặc biệt, đau chút ít nơi chích. 
  • Kiểu 2: thường gặp nhất, đau mỏi, gai gai sốt, cảm thấy mệt mỏi, sốt nhẹ. Đêm đầu sẽ khó ngủ, đau đầu, nên uống thuốc giảm đau hạ sốt, bổ sung vitamin và khoáng chất từ trái cây tươi, khoảng 24-36 tiếng sẽ hết. 
  • Kiểu 3: sốt cao, mệt mỏi nhiều, sốt run cầm cập, đau mỏi nhiều, nên uống thuốc giảm đau hạ sốt, bổ sung vitamin và khoáng chất từ trái cây tươi, khoảng 24-48 tiếng hết. 
  • Kiểu 4: đau bụng, tiêu chảy, nôn ói nhiều, mệt mỏi, tần suất ra vào nhà vệ sinh tăng lên đột ngột, ăn uống không được, sẽ ổn sau 24-48 h. 
  • Nếu mệt nhiều thì vào bệnh viện truyền nước biển và kiểm tra lại. 
  • Người có bị cao huyết áp hay khi đi khám sàng lọc mới biết huyết áp hơi cao thì nên đo huyết áp mỗi 4-6h trong 24h đầu sau tiêm. 
  • Sau 4 ngày mà còn đau nơi tiêm, đau nơi nào đó trên người không giảm thì đi khám hay gọi điện thoại hỏi tư vấn. 

4. Cân nhắc tiêm vaccine ở phụ nữ mang thai

Trước những câu hỏi liên quan đến việc phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú có nên đi tiêm vaccine COVID-19 hay không, Bộ Y tế đã có câu trả lời về vấn đề này.

Truy cập tại đây: https://ncov.moh.gov.vn/en/-/6847426-5385

Hiện nay, có nhiều loại vaccine COVID-19, một số người có tâm lý lựa chọn và chờ đợi vaccine mình mong muốn. Các chuyên gia y tế khuyến cáo, nên chủng ngừa càng sớm càng tốt với bất kỳ loại vaccine nào có sẵn tại địa phương. Càng sớm tạo miễn dịch cộng đồng, càng bảo đảm an toàn khi bạn sống chung với dịch. Hãy tiêm chủng và khỏe mạnh cùng nhau, vì một thế giới không còn Covid nữa. 

1LIFE chúc mọi người an toàn, khỏe mạnh, suy nghĩ tích cực và cùng nhau mau bước qua mùa dịch.

Nguồn tham khảo:

Bài viết của Bác Sĩ Trương Hữu Khanh, TS. Vu Hong Nguyen, PGS.Ts.Bs Nguyễn Anh Tuấn, TS.BS. Lê Thanh Hải

 

 

← Bài trước Bài sau →