SƠ CỨU VẾT CẮN CỦA SINH VẬT BIỂN
- Người viết: Hương lúc
- Tin tức
Vết đốt, vết cắn hoặc do vô tình chạm phải xúc tu của động vật biển hầu hết là vô hại, tuy nhiên, một số loài sứa và cá có nọc độc có thể tạo ra vết đốt gây đau đớn và gây ra các phản ứng dị ứng nhẹ hoặc nghiêm trọng.
Số thương tích do những con vật này gây ra đã tăng lên trong những năm gần đây vì ngày càng có nhiều người tham gia lặn biển, lặn với ống thở, lướt sóng và các môn thể thao dưới nước khác.
Trong một số trường hợp nguy hiểm bệnh nhân cần được sơ cứu và cấp cứu kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nguyên nhân
Nguyên nhân bao gồm vết cắn hoặc vết đốt từ nhiều loại sinh vật biển, bao gồm:
- Sứa biển
- Nhím biển
- Rắn biển
- Hải quỳ
- San hô
- Lươn điện
- Cá đuối...
Có thể bị đau, rát, sưng, tấy đỏ hoặc chảy máu khu vực bị cắn hoặc chích. Các triệu chứng khác có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể bao gồm:
- Chuột rút
- Tiêu chảy
- Khó thở
- Đau háng, đau nách
- Sốt
- Buồn nôn hoặc nôn mửa
- Tê, liệt chi
- Đổ mồ hôi
- Bất tỉnh hoặc đột tử do rối loạn nhịp tim
- Suy nhược, ngất xỉu, chóng mặt
Thực hiện theo các bước sau để sơ cứu:
- Đeo găng tay khi loại bỏ vết đốt.
- Loại bỏ các xúc tu và ngòi bằng nhíp hoặc vật tương tự nếu có thể.
- Nếu không có nhíp, bạn có thể dùng khăn nhẹ nhàng lau sạch ngòi hoặc xúc tu. Đừng chà xát khu vực bị thương một cách thô bạo.
- Rửa khu vực bị thương bằng nước muối hoặc dung dịch sát trùng.
- Ngâm vết thương trong nước nóng không quá 45°C trong 20 - 30 phút hoặc chườm túi nhiệt.
- Ở những khu vực có động vật biển chết người, khi một người bị cắn hoặc đốt, cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.
- Sơ cứu viên nên đánh giá đường thở, hô hấp và tuần hoàn của người bị thương.
- Có nguy cơ mắc bệnh uốn ván, vì vậy nên tiêm phòng uốn ván để phòng ngừa.
- Nếu cảm thấy nóng hoặc đau phát triển xung quanh vị trí bị thương, có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, nên đến cơ sở y tế ngay lập tức. Vết thương nhiễm trùng có thể xảy ra trong vài giờ hoặc vài ngày sau khi bị cắn hoặc đốt.
- KHÔNG cố gắng loại bỏ vết đốt mà không bảo vệ bàn tay của chính bạn.
- KHÔNG nâng phần cơ thể bị ảnh hưởng lên trên mức tim.
- KHÔNG cho phép người đó tập thể dục.
- KHÔNG cho uống bất kỳ loại thuốc nào, trừ khi được nhân viên y tế yêu cầu làm như vậy.
Tìm kiếm sự trợ giúp y tế (gọi 115 hoặc số khẩn cấp tại địa phương của bạn) nếu xuất hiện:
- Khó thở
- Đau ngực
- Buồn nôn, nôn
- Chảy máu không kiểm soát được
- Vị trí vết chích bị sưng tấy hoặc đổi màu
- Các triệu chứng (toàn thân) khác trên toàn cơ thể.
Những điều bạn có thể làm để ngăn ngừa vết đốt hoặc vết cắn của động vật biển bao gồm:
- Bơi trong khu vực có nhân viên cứu hộ tuần tra.
- Quan sát các biển báo có thể cảnh báo nguy hiểm từ sứa hoặc sinh vật biển nguy hiểm khác.
- Đừng chạm vào sinh vật biển lạ. Ngay cả những con vật đã chết hoặc xúc tu bị cắt đứt cũng có thể chứa nọc độc.
Những tai nạn rủi ro là điều không ai mong muốn. Song việc chúng xuất hiện cũng không thể lường trước được. Do đó, trong mỗi chuyến đi chơi, việc chuẩn bị túi sơ cứu mang theo là điều cần thiết. Nó sẽ giúp chúng ta chủ động xử lý những tình huống cần kíp nếu chẳng may phát sinh.
Bạn có thể tự trang bị cho mình những dụng cụ cần thiết vào túi chống thấm nước hoặc mua một bộ lắp sẵn từ nhà thuốc hoặc các cửa hàng dụng cụ y tế.
Nếu bạn đang tìm kiếm một sản phẩm có đầy đủ các dụng cụ sơ cứu đạt chuẩn thì bạn có thể hoàn toàn yên tâm lựa chọn: TÚI SƠ CỨU của 1Life. Với đầy đủ dụng cụ sơ cứu cơ bản giúp bạn giải quyết các vấn đề hay gặp trong cuộc sống một cách kịp thời. Túi sơ cứu phù hợp cho tủ thuốc gia đình, đem theo trong xe máy, xe ô tô, không thể thiếu trong các chuyến đi du lịch, đặc biệt cần thiết cho gia đình có con nhỏ.
Bạn tham khảo túi sơ cứu tại: Shop sơ cứu hoặc Inbox FB Kỹ năng sơ cứu để team tư vấn cho bạn nhé.
Nguồn: Global First Aid Reference Centre, The Mount Sinai Health System