TỦ THUỐC GIA ĐÌNH CẦN CÓ GÌ?

 

Mỗi một gia đình đều rất cần có một tủ thuốc nhỏ dự phòng để giải quyết các vấn đề về sức khoẻ hay gặp trong cuộc sống. Thông thường, các gia đình quá chú trọng đến phần thuốc mà bỏ qua các dụng cụ y tế hay sơ cứu giúp chúng ta xử lý các tai nạn từ nhỏ đến to hay gặp trong không gian nhà mình. Tủ thuốc được các bác sĩ khuyến cáo gồm 2 phần: 

  • Phần Thuốc giúp giải quyết các bệnh nhỏ hay gặp như sốt, ho, cảm, tiêu hoá, ...
  • Phần Túi Sơ Cứu giúp xử lý các trường hợp chảy máu, bong gân, bỏng, gãy xương, ...
 

 

 

THUỐC

Chúng ta cần trang bị các loại thuốc sau: 


1. Thuốc hạ sốt:
– Nên chuẩn bị sẵn một ít thuốc paracetamol 500mg, 325mg để giúp giảm đau và hạ sốt. Đối với trẻ em, bạn có thể mua và dự trữ sẵn paracetamol hàm lượng 80mg, 150mg và 250mg dạng gói hoặc đặt hậu môn; riêng thuốc đặt hậu môn tốt nhất nên được bảo quản trong tủ lạnh (ngăn đá)

– Khi sử dụng thuốc hạ sốt, liều lượng là 10-15mg/kg/lần, các lần dùng cần cách nhau 4-6 tiếng, dùng quá liều có thể gây ngộ độc. 

2. Thuốc ho:​
– Thường chọn loại thảo dược như sirô Astex, Pectol E, Prospan… là loại an toàn cho trẻ em. Một số thuốc chuyên biệt như thuốc giãn phế quản dạng bình xịt ventolin dành cho trẻ em hay người lớn trong gia đình bị hen suyễn khi bị lên cơn, phải sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

– Thuốc tim mạch, thuốc hạ huyết áp dạng ngậm dưới lưỡi sử dụng phải theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

3. Thuốc tiêu hóa
– Oresol dùng để bù nước trong trường hợp tiêu chảy (chú ý pha đúng tỉ lệ được hướng dẫn để tránh ngộ độc). Oresol (1lít) 1 gói pha 1 lít nước chín nguội hay Oresol 200ml 1 gói pha 200ml nước chín nguội, khuấy đều để bù nước cho trẻ.

– Cốm xitrina: dùng cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa ói mửa, đầy hơi. 

– Motilum M dùng trong trường hợp đầy hơi, khó tiêu.

– Smecta, Becberin dùng khi tiêu chảy.

4. Thuốc trị bỏng:
– Đối với loại thuốc này, có thể dự trữ Pantenol dạng kem bôi hoặc dạng xịt. Dùng Pantenol ngay sau khi bị bỏng nhẹ giúp vết bỏng không bị phồng rộp.

– Vaseline, thuốc mỡ giúp làm lành những vùng da bị bỏng, môi bị nứt nẻ hay thoa hậu môn bị nứt hoặc bôi làm trơn hậu môn trước khi đi tiêu ở trẻ bị táo bón.

5. Thuốc bôi chống muỗi
– Soffell hoặc Remos là những lựa chọn thuốc bôi chống muỗi và côn trùng đốt an toàn cho trẻ em, bạn có thể yên tâm khi sử dụng.

– Mỡ Eurax giúp dịu vết sưng đỏ dùng trong trường hợp bị muỗi hoặc côn trùng đốt.

6. Thuốc chống dị ứng
Loratadine dạng viên hoặc sirô (dành cho trẻ nhỏ) dùng trong trường hợp bị mẩn ngứa hoặc mề đay cấp tính.

 

TÚI SƠ CỨU

Đây là phần mà hầu hết các gia đình đều không trang bị. Các tai nạn hay gặp trong gia đình như Chảy máu, bong gân, bỏng, co giật, ngất xỉu, đột quỵ, ngưng tim ngưng thở, học dị vật, ... cần đến kỹ năng sơ cứu và các dụng cụ sơ cứu để giải quyết. Việc cho các dụng cụ sơ cứu vào trong một túi giúp chúng ta linh động đem đầy dủ dụng cụ cùng một lúc để giúp việc xử lý các chấn thương một cách dễ dàng và nhanh chóng, giúp cho vết thương mau lành hơn hoặc giảm làm chấn thương thêm trong quá trình di chuyển đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế. Trong một túi sơ cứu cơ bản cần có: 


1. Dung dịch vệ sinh vết thương
Nước muối sinh lý có rất nhiều công dụng. Chính vì vậy, nên dự trữ khoảng 4-5 lọ để dùng trong những trường hợp sau:

– Vệ sinh mắt, mũi hàng ngày sau khi đi đường có nhiều bụi bẩn hoặc vào thời điểm có nhiều dịch bệnh.

– Nhỏ mắt, mũi sau khi đi bơi

– Vệ sinh mũi trong một số trường hợp bị cảm cúm thông thường hay sốt siêu vi.

– Rửa mắt khi bị dị vật (hạt bụi, côn trùng, cát…) bay vào mắt. Tác dụng của nước muối sinh lý trong trường hợp này là để đẩy dị vật ra khỏi mắt.

– Vệ sinh vết thương giúp vết thương mau lành

2. Bông băng gạc y tế
– Nên có sẵn băng dán cá nhân, băng gạc để cầm máu, lau chùi và băng bó vết thương.

- Băng tam giác để cố định chấn thương khi có gãy tay hoặc chân

- Băng thun cuộn để cố định khi bong gân hoặc dùng để băng ép cầm máu với những vết thương chảy nhiều máu. 

– Bông tẩm cồn: rất tiện lợi trong việc làm sạch tay trước khi tiếp xúc với vết thương để giảm thiểu nhiễm khuẩn hoặc sát khuẩn các vết thương nhỏ.

3. Dụng cụ

- Kéo và kẹp bằng để cắt và thao tác chăm sóc.

- Kim băng, còi, ...

4. Găng tay y tế
Đảm bảo an toàn cho bản thân khi sơ cứu luôn là ưu tiên hàng đầu, dó đó bạn nên nhớ đeo găng tay vào để không tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch tiết của nạn nhân và làm vết thương giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.

5. Học Kỹ Năng Sơ Cứu

Bạn có thể tự học cách giải quyết các tình huống sơ cấp cứu hay gặp trong cuộc sống để luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người trong gia đình mình một cách đúng và kịp thời  http://kynangsocuu.com

Một số lưu ý
– Tủ thuốc nên để ở nơi khô ráo, thoáng mát, không có ánh nắng rọi trực tiếp và tránh xa được tầm với của trẻ nhỏ.

– Cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi cho trẻ sử dụng thuốc. 

– Tủ thuốc gia đình chỉ dùng để chữa những triệu chứng bệnh vặt chứ không thể thay thế việc điều trị lâu dài, khi có dấu hiệu lạ hoặc bạn đã uống thuốc một vài lần mà vẫn chưa hết bệnh thì cần đi khám bác sĩ.

– Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ. Do đó, không được dùng thuốc của người lớn chia nhỏ ra để cho trẻ uống.

– Hàng năm, bạn nên tiến hành rà soát tủ thuốc một lần để loại bỏ những thuốc đã hết hạn sử dụng. Tốt nhất là nên giữ nguyên bao bì của những loại thuốc đã mua vì trên đó bạn có thể biết thông tin quan trọng như hạn sử dụng, liều dùng, cách bảo quản.

– Dán hoặc treo cạnh tủ thuốc hướng dẫn xử trí sơ cứu trong những trường hợp khẩn cấp như bị bỏng, bị đột quỵ…

– Dán danh sách các số điện thoại khẩn cấp, số điện thoại của bệnh viện, bác sĩ gia đình để có thể gọi hỏi thông tin cấp kỳ. Bạn cũng nên ghi cả địa chỉ và số điện thoại của chính mình để tránh trường hợp luống cuống không thể suy nghĩ cho rõ ràng. Trong tủ nên để sổ y bạ hoặc sổ để ghi chép theo dõi sức khỏe của trẻ và các thành viên khác trong gia đình.

– Nếu có nhiều trẻ hoặc nhiều người thì nên dùng mỗi người một quyển riêng. Trong đó nên ghi tóm tắt về những lần trẻ ốm, thuốc trẻ đã dùng, các kỳ tiêm vắcxin đã thực hiện và những kỳ hẹn tiếp theo.

– Các loại thuốc riêng của từng thành viên: Được trữ theo tiền sử bệnh của người đó (thuốc hen, xoang, cao huyết áp, thuốc chữa đau bụng kinh…) cũng như các loại thuốc mà từng thành viên đang phải sử dụng theo toa – các loại thuốc này nhất thiết cần được để ở ngăn riêng, trong hộp có dán tên thành viên đó. Trên cánh cửa tủ thuốc nên ghi rõ danh mục các loại thuốc và đồ dùng y tế có trong tủ để dễ kiểm soát. Có thể đánh máy vi tính những thứ này và in ra một tờ giấy A4, sau đó dán chèn băng dính lên trên cánh cửa tủ để tránh bong tróc. Không bao giờ được chủ quan lấy thuốc trong bóng tối vì rất có thể bị nhầm lẫn.

Nếu bạn đang tìm kiếm một sản phẩm có đầy đủ các dụng cụ sơ cứu đạt chuẩn thì bạn có thể hoàn toàn yên tâm lựa chọn: TÚI SƠ CỨU HÀNG NGÀY của 1Life. Với hơn 55 dụng cụ sơ cứu cơ bản giúp bạn giải quyết các vấn đề hay gặp trong cuộc sống một cách kịp thời: chảy máu, bong gân, gãy xương, … Túi sơ cứu phù hợp cho tủ thuốc gia đình, đem theo trong xe máy, xe ô tô, không thể thiếu trong các chuyến đi du lịch, đặc biệt cần thiết cho gia đình có con nhỏ.

Bạn tham khảo túi sơ cứu tại: Shop sơ cứu hoặc Inbox FB Kỹ năng sơ cứu để team tư vấn cho bạn nhé.

 

← Bài trước Bài sau →