Khi nào nên chườm lạnh?
- Người viết: 1Life VN lúc
- Tin tức
Không phải chấn thương nào cũng có thể áp dụng chườm lạnh hay chườm nóng, cần tuân thủ các nguyên tác để pháp huy tác dụng chườm nhiệt và giúp phục hồi chấn thương nhanh chóng. Những trường hợp sau có thể áp dụng chườm lạnh sẽ giúp phát huy hiệu quả.
1. Đau đầu
Những người có cơ địa quá mẫn cảm với thời tiết rất hay bị đau nhức đầu mỗi khi thời tiết thay đổi, dù sự thay đổi này là rất nhỏ. Khi có sự thay đổi về thời tiết từ nóng sang lạnh và ngược lại; thay đổi hướng gió, gặp mưa… làm cho mạch máu não giãn ra là một nguyên nhân gây đau nhức đầu. Ngoài việc dùng thuốc khi bị đau đầu thường xuyên và bị đau dữ dội, nhưng nếu đau đầu ở thể nhẹ có nhiều cách để giảm nhẹ như: chườm lạnh, xoa bóp bấm huyệt, massage, vận động thư giãn…
- Chườm lạnh lên trán, mắt, thái dương giúp giảm cơn đau nhói đầu.
- Chườm lạnh vào phía sau cổ có thể làm dịu cơn đau nửa đầu, theo The Epoch Times.
2. Căng cơ, bong gân
Khi bị bong gân, căng cơ hay bầm dập phần mềm, luôn có tình trạng chảy máu ở tổ chức bên dưới. Tình trạng này có thể gây sưng, đau và khiến vết thương lâu lành. Chườm lạnh tỏ ra hiệu quả cả trong điều trị tức thì (48 giờ đầu sau chấn thương) và trong điều trị phục hồi (sau 48 giờ).
- Căng cơ: Làm dịu vết thương viêm (đỏ, sung tấy, có thể dễ bị tổn thương) gây tê cơn đau.
- Bong gân: Làm dịu vết thương viêm, gây tê cơn đau.
3. Đau răng
Thông thường, chườm lạnh là cách trị đau răng tại nhà phổ biến nhất. Thêm vào đó, biện pháp này đặc biệt hiệu quả đối với trường hợp đau răng do chấn thương hoặc sưng nướu.
Cơ chế hoạt động của phương pháp sử dụng nhiệt độ thấp này là hạn chế lưu lượng máu đến khu vực bị ảnh hưởng. Từ đó, cơn đau sẽ “tê liệt” một phần, dẫn đến tình trạng giảm sưng và viêm.
Nếu má bạn bị sưng, một túi chườm lạnh lên ngay khu vực sưng có thể làm thuyên giảm tình trạng này. Hiện tượng sưng má cũng có nguy cơ biểu hiện bạn đang bị áp xe răng hay bên trong răng mưng mủ. Điều này sẽ gây nhiễm trùng nghiêm trọng đến hàm và các răng khác. Ngoài sưng nướu và sưng má, bạn cũng có khả năng phát sốt.
Áp vật chườm lạnh vào má nơi phần răng đau giúp làm tê cơn đau.
4. Hạ thân nhiệt khi sốt cao
Chườm lạnh có tác dụng giảm lưu thông máu, se các lỗ chân lông, từ đó ngăn chặn tình trạng thoát nhiệt khỏi cơ thể.
Tuy nhiên chườm ấm là cách hạ sốt nhanh và an toàn nhưng cần thực hiện đúng cách. Sau khi chườm mà nhiệt độ cơ thể vẫn cao, tốt nhất nên đi khám để được bác sĩ tư vấn và đưa ra hướng điều trị.
5. Chườm lạnh không nên sử dụng trong các trường hợp
- Vị trí tổn thương là vết thương hở.
- Những người nhạy cảm với lạnh, dễ bị tê khi lạnh.
- Những người có bệnh lí về mạch máu, hoặc có bệnh lí về hệ thần kinh giao cảm gây ảnh hưởng đến lưu lượng dòng máu.
- Đối với những trường hợp đau lưng, chườm lạnh có vẻ không hiệu quả. Có lẽ đa phần đau lưng là đau mãn tính và thường là do căng cơ nên khi chườm lạnh sẽ làm nặng hơn các triệu chứng. Chưa hết vị trí lưng gần cột sống. Một vị trí nhạy cảm không nên áp lạnh vào vị trí cột sống này.
→ Chúng ta nên chuẩn bị trong gia đình một túi chườm lạnh, có thể sử dụng lúc cần thiết và thường xuyên đối với những bệnh lý mang cơn đau kéo dài và lặp lại liên tục.
→ Bạn có biết gối thảo mộc chườm nóng lạnh 1Life sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho một trong những vật dụng cần thiết để giúp chườm lạnhQ trong mỗi gia đình!